29 thg 5, 2011

17 điều bạn nên học để yêu Việt Nam

| 29 thg 5, 2011 |

Thể theo yêu cầu của @rockportrait trên twitter, với @coachleaders’ list: CoachLeaders, @fisheggtree’s published list: Adam Bray, và @dynamicscholar’s penetrating list mà anh ta đã viết sau khi đọc bài viết của tôi trên trang cá nhân của mình, ControlDown, tôi đã liệt kê một danh sách cho riêng tôi gồm 17 Điều Bạn Nên Học Để Yêu Việt Nam. Sau đây là những quan điểm của riêng cá nhân tôi về cách thức học để yêu Việt Nam qua những gì đang tồn tại và đang diễn ra. Tôi cố gắng viết bài này từ kinh nghiệm của chính tôi và không hề nghĩ tới việc điều đó đang diễn ra như thế nào ở những nước khác trong khu vực, nhưng tôi chắc chắn rằng sẽ có một vài điều trùng lắp. Tôi chắc rằng sẽ có vài thứ bị tôi bỏ sót và bạn sẽ không đồng tình với một vài thứ, tôi sẵn sang đón nhận những ý kiến thảo luận từ các bạn.

1. Mọi việc không như ta tưởng – Việt Nam, cũng giống như những nước Châu Á khác, là một thế giới của sự hào nhoáng bên ngoài. Người phụ nữ mà bạn gặp ở cuối dãy nhà có thể mỉm với với bạn mỗi lần gặp mặt, nhưng vài phút sau đó, khi bạn đi vòng qua góc đường, cô ta sẽ nói về chuyện cái bụng của bạn sao mà trông có vẻ to hơn cách đây vài tháng. Bạn đề xuất ra một dự án mới với nhiều người, mặc dù bạn nghe ai ai cũng nói Đồng Ý, nhưng sẽ không có động tĩnh gì trong nhiều tháng liền, điều này sẽ làm bạn tự hỏi rằng liệu những từ Đồng Ý đó thực sự có nghĩa gì. Việt Nam và nền văn hóa lâu đời của nó đôi khi làm cho nó trở thành một một đất nước chỉ thích cái vỏ bề ngoài tỉ mĩ và hoành tráng. Tôi đang bóc dần lớp võ ấy ra đây.

2. Ngôn ngữ là chìa khóa – Không biết tiếng Việt thì sự hiểu biết của bạn về văn hóa Việt Nam chỉ ở mức độ sơ cấp mà thôi. Nhưng khi bạn làm quen với nó (bắt đầu từ những thanh dấu), thì nó giống như một cuộc dạo chơi vậy. Tiếng Việt, với từ ẩn dụ, lối chơi chữ, cách nói lái, sự lịch thiệp, tính tục tĩu, từ Hán – Việt, từ vay mượn tiếng Pháp và tiếng Anh, và lối chửi nhau đã biến tiếng Việt trở thành chiếc cổng số một dẫn bạn đến một nền văn hóa xã hội đậm chất Việt nam, và càng tiến vào sâu, bạn càng hiểu biết nhiều hơn về nó. (Học bằng cách nào? Đa phần người Việt sẽ nói rằng “Có bồ đi” nhưng tôi sẽ nói, “Kiếm việc nào mà khiến bạn phải suy nghĩ và sử dụng nó”)

3. Đại từ nhân xưng – “Bạn bao nhiêu tuổi?” là câu hỏi mà người Việt Nam thường dùng để hỏi người khác nhất vì họ muốn biết nên đứng đâu và cách đối xử với người mới lần đầu gặp mặt. Nguyên tắc giáo tiếp này thật là mệt óc! Chị gái của ông ngoại tôi có rất nhiều cháu chắt (Vì con cái của bà ta lập gia đình rất sớm) và chúng lúc nào cũng gọi tôi là Ông Minh. Khi tôi gặp người lái xe ôm trên đường, tôi thường gọi họ là Anh, nhưng họ cũng gọi tôi bằng Anh vì chúng tôi không có nhiều thời gian để biết tuổi tác của nhau và chúng tôi đang giao tiếp một cách trang trọng và đặt đối phương lên trên. Càng hiểu sâu hơn về cách xưng hô phức tạp của người Việt, sẽ càng thấy được không khí gia đình trong xã hội Việt Nam. Nó chỉ khác nhau ở chỗ các gọi đại từ nhân xưng riêng mà thôi, “Tính Tiền Em Ơi!”

4. Bắc, Nam và Trung – Thông thường khách du lịch Mỹ khi đến Việt Nam thì chỉ đến hoặc nói về Việt Nam chỉ gồm có hai miền Bắc và Nam trong khi người Việt Nam ai ai cũng biết cố đô là ở Huế, và vì thế có 3 kiểu giọng đặc trưng trong tiếng Việt, chứ không chỉ 2. Giọng miền Nam chân chất, giọng miền Bắc cầu kì, giọng miền Trung ngọt nhưng nặng nề. Mỗi kiểu giọng đã tạo nên một nét đặc trưng riêng của tiếng Việt (và cả văn hoá). Thưởng thức, hoặc vì mục đích gì đi nữa, hiểu được 3 kiểu giọng đó cũng thực sự là một nghệ thuật. Khó lòng mà kể cho hết được những mẫu chuyện vui xoay quanh 3 kiểu giọng đó. (“Bạn tới Việt Nam đủ chưa?” là mẫu chuyện vui về giọng Huế nằm ở chữ “đụ” (fuck) – “Bạn tới Việt Nam đủ chưa” nếu nói theo giọng Huế sẽ thành “Bạn đụ Huế chưa?”) Đồng thời, để quen với ba vùng miền này cũng mất ít nhất 10 đến 20 năm.

5. Chen ngang – Một vài người có thể không đồng ý với tôi về vấn đề này, nhưng…những người dời bàn trong lúc bạn đang uống, chen lấn trong siêu thị, phóng xe ẩu trên đường, bóp còi để qua mặt, ngồi nán lại đến cảnh cuối cùng của bộ phim, tháo dây an toàn trước khi đèn báo hiệu trên máy bay tắt…lúc đầu có vẻ hơi phiền, nhưng nó lại là một phần và nét đặc sắc trong xã hội Việt Nam. Nếu không làm quen với điều này, thì bạn khó mà ở lại Việt Nam quá một tháng. Tôi đã hỏi một vài người bạn của tôi lý do vì sao lại có tình trạng này, thì họ lại cảm thấy rất bối rối trước những thái độ đối xử kỳ khôi như thế. Ở một nơi mà that độ lịch sự đối với người lạ và người già luôn được đặt lên hàng đầu thì đây thật sự là một điều lạ lẫm đối với Việt Nam.

6. Tình người làng quê – Càng đi sâu vào vùng quê ở Việt Nam, bạn sẽ càng thấy rõ được tình cảm và sự chào đón rất đỗi là tự nhiên của người Việt Nam (bên cạnh những thứ khác). Khi bạn đi đến quán cà phê một mình với một quyển sách người bồi bàn có thể sẽ hỏi bạn “Tại sao chỉ có một mình bạn thôi?” hoặc “Bạn bè của bạn đâu?” Những câu hỏi này xuất phát từ quan niệm “Càng Đông Càng Vui”. Quan niệm này đã thấm sâu vào Việt Nam và dệt nên từng mảnh trong phong cách sống của người Việt.

7. Quá khứ phức tạp, hiện tại đầy hy vọng và tương lại mù mịt – Hàng trăm năm qua, Việt Nam đã trải qua chế độ phong kiến, chủ nghĩa thực dân, Thế Chiến Thứ 2, chủ nghĩa tư bản (hậu chủ nghĩa thực dân), chủ nghĩa cộng sản, kinh tế thị trường đang manh nha…(Một vài trong số đó đã ám ảnh Việt Nam). Việt Nam hiện tại đầy tính lạc quan, lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số FDI hoàn hảo, sự bùng nổ của lĩnh vực tu nhân, lĩnh vực công ngày càng ổn định, và những thứ khác (http://www.innovations.harvard.edu/showdoc.html?id=98251). Nhưng khi chúng ta nhìn vào tương lai của Việt Nam với rất nhiều điều có thể xảy ra và tội đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra…chính sách rời rạc, một bước tiến hai bước lùi, cơ sở hạ tầng tạm bợ, lượng tiền lớn, thức ăn nhanh, nhiều cầu mới, tốc độ tăng trường đều trong một số ngành nhưng một số ngành khác lại chậm…Tất cả những điều này đã tạo nên một tương lai mù mịt cho Việt Nam. Nhưng những bạn nhậu của tôi ở miền Tây Việt Nam nói rằng “Sẽ không có ngày mai…”

8. Công cụ thích hợp nằm ngay trước mắt – Một ngày nọ, khi tôi đang láy xe trên đường và gặp phải một vài người công nhân xây dựng đang chặn không cho mọi người qua. Họ đã xích phần đuôi của một chiếc xe tải rác vào một chiếc xe kéo và đang cố gắng đẩy chiếc xe kéo lên khỏi một cái hố. Tất cả xe cộ đều phải dừng lại và chờ hơn 5 phút trước khi dây xích bị đứt và chiếc xe kéo rơi xuống hố trở lại, tất cả chúng tôi bắt đầu xôn xao bàn tán, nhưng biết rõ rằng những người công nhân đó sẽ tìm ra cách và cuối cùng cũng kéo được chiếc xe lên, có xích hoặc không có xích. Cách giải quyết vấn đề của người Việt Nam lúc nào cũng cứ lòng vòng để tìm ra cách giải quyết thích hợp nhất.

9. Giao thông như thể phép ẩn dụ – Một vài lời khuyên để bạn có thể tham gia giao thông ở Việt Nam được tốt: Luôn thông suốt (Nhìn mọi phía), biết hợp thời (đối với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn), luôn chú ý, luôn cảnh giác, phản ứng nhanh chóng, tuân thủ theo luật và luôn có đủ tiền trong túi. Giao thông ở phương Tây thì đơn giản hơn: Bật đèn tín hiệu rẻ trái hoặc phải, nhìn cả hai phía, chạy theo phần đường của mình, tuân thủ theo đèn tín hiệu…Cơ bản, ở phương Tây, bạn chỉ cần tuân theo luật. Ở Việt Nam, bạn không phải tuân theo luật nào hết, chỉ cần tìm được con đường nhanh nhất và chạy mà thôi. Người Việt Nam có vẻ như giành đường lẫn nhau. Tất cả những lời khuyên mà tôi nêu ra trên đây lúc nào cũng có thể áp dụng trong xã hội Việt Nam thường nhật.

10. Tình cảm và lý trí – Nhiều người nói rằng nền giáo dục Việt Nam chính là nguyên nhân cho những lỗ hỗng trong khả năng lập luận của người Việt, nhưng nếu bỏ nó qua một bên, thì tình cảm vẫn có vị trí rất lớn đối với Việt Nam bên cạnh giáo dục. Tôi thiết nghĩ đây là một phần lý do vì sao mà nhiều người Mỹ gốc Việt gặp phải những cú sốc văn hóa khi trở lại Hoa Kỳ sau chuyến thăm Việt Nam. Khi về nước, nhiều người đã cảm thấy sợ mức độ lạnh nhạt từ tự nhiên đến xã hội của người Mỹ so với người Việt. Khi rời khỏi Việt Nam, những người mà bạn gặp và trở nên thân thiết với họ, bày tỏ hết tình cảm của họ và bạn nhận ra được vì sao bạn yêu Việt Nam và cả con người Việt Nam. Thi thoảng người Việt Nam cảm thấy xúc động khi bạn đi hơn cả chính bạn thân của bạn!

11. Ai ai cũng ở ngoài đường – Chỉ cần một ngày thôi cũng đủ nhận thấy rằng mọi người trên đất nước này bỏ ra hơn 50% thời gian ở ngoài đường, họ lái xe, trên hàng cà phê vỉa hè, ở chốn công cộng…Đôi khi bạn sẽ phải tự hỏi rằng liệu mọi người có đang làm việc hay không, nhưng có một thói quen trong văn hóa cà phê của người Việt là “Càng Đông Càng Vui”. Mọi người vô tình trở thành khán giả bất đắc dĩ của những tai nạn xe máy và đánh đá trên đường.

12. Sự khiêm nhường? – Nếu bạn ở Việt Nam đủ lâu thì bạn có thể sẽ biết được ý nghĩa của từ Chảnh (Nếu bạn không biết, hãy hỏi người bạn Việt Nam của bạn!). Theo tôi, đây là một từ lóng mới thể hiện sự nhạy cảm mới của người Việt Nam đối với sự khiêm nhường. Mặc dù trong quan niệm về sự khiêm nhường đã bao hàm cả sự nhấn mạnh, nhưng nó lại không có nghĩa là người ta thật sự như vậy. Một người quen mới gặp bạn lần đầu tiên, sẽ tỏ ra rất khiêm tốn và lịch sự với bạn, nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài thôi. Người ta có thể rất là khiêm tốn (hoặc sợ sự nhúng nhường) đến độ họ không tin rằng họ có thể đúng (đây là vấn đề đang tồn tại trong giáo dục Việt Nam). Đồng nghiệp mới của tôi hỏi tôi “Bạn hát karaoke hay lắm hả?”, tôi nói “Tôi cũng không biết”, cô ta đáp lại, “Ah, vậy có nghĩa là bạn hát hay lắm.” Nếu tôi nói “Đúng:, cô ta sẽ nói “Hehe, để xem”. Cái ẩn bên trong và biểu hiện bên ngoài của sự khiêm nhường của người Việt Nam thật là nực cười.

13. Công cộng và Riêng tư – Khi một trong số chung ta được người Việt Nam hỏi những câu đại loại như: “Bạn bao nhiêu tuổi?” “Bạn còn độc thân à?” “Thu nhập của bạn bao nhiêu?” “Cha mẹ bạn làm gì?”…, thì một vài người sẽ cảm thấy phiền bởi những câu hỏi như thế, nhưng nét đẹp của nó là ở chổ mọi thứ được cởi mở và người Việt Nam luôn cần phải biết họ nên đứng với bạn ở đâu. Thành thật mà nói, vấn đề riêng tư của người Mỹ đối với những câu hỏi trên bắt nguồn sự sự sợ hãi đối với cái tôi của chính mình và hoàn toàn hợp lý rằng nó có thể bị thách thức bởi xã hội sợ sự liên kết và biết rõ về vị trí của người khác.

14. Phong bì đỏ – Tôi không thể nào nói một Việt Nam Vui mà không đề cập đến vấn đề tiền bạc vốn được biết như là một hình thức phổ biến nhất ở Việt Nam. Nếu bạn được mời đến một gia đình Việt Nam trong ngày Tết, bạn sẽ biết chính xác tôi đang nói về việc gì. Và nếu như bạn thấy một nhóm các bác, các cô, và các bậc ông bà nhận những lời chúc tốt đẹp từ con cháu của họ, một hành động mà nhiều người làm cùng một lúc cho thấy xã hội Việt Nam đang tiến dần đến những giá trị cân bằng quen thuộc và mang tính gia đình mà phần nào được tổng hợp từ tinh hoa của mọi thứ được đề cập ở trên và dưới này.

15. Vòng vo tam quốc – Sự khiêm nhường của người Việt Nam cũng rất đỗi là phức tạp như cách họ thể hiện chính mình vậy. Nếu được hỏi một câu hỏi xoáy sâu vào việc họ hoàn tất công việc như thế nào và họ sẽ nói về họ đến đây bằng cách nào, tóm tắt tất cả mọi thứ mà không hề liên quan đến câu hỏi. Muốn hoàn tất một việc nào đó, bạn phải chạy vại khắp nơi từ nơi này đến nơi khác mà chẳng có ai chịu lãnh trách nhiệm hoặc thực thi công việc. Vài người cho rằng việc này thật mất thời gian, nhưng xin thưa rằng nó hoàn toàn không làm mất một tẹo thời gian nào của người Việt Nam.

16. Mày – Từ này gói gọn lại rất nhiều mảng thô tục của xã hội Việt Nam mà tôi yêu thích một cách sâu sắc. Từ “Mày” được dùng để nói chuyện với anh chị em, với con cháu, với bạn thân, với chó, với mèo, với người lạ mà bạn cho là trẻ hơn bạn và với người mà bạn muốn đánh hoặc giết. Mất ít nhất khoảng một năm để bạn có thể đạt đến mức độ thân thiết và được bạn bè Việt Nam gọi bằng “Mày” và ngược lại. Nhưng chỉ khi bạn ở mức độ đó, thì bạn mới tìm được sự thân thiết thực thụ trên mặt trăng màu xanh ấy.

17. Đám – Người Việt Nam rất thích tiệc tùng. Họ thích tụ họp lại với nhau, trò chuyện, tán gẫu, ăn và nhậu, và có rất nhiều lý do để mở tiệc. Vì thế mà không hề ngạc nhiên khi người Việt cũng đã và đang hưởng ứng các ngày nghỉ lễ của phương Tây và biến nó thành của riêng họ. Khó lòng mà liệt kê ra hết các loại đám: Đám cưới, đám giổ, đám hỏi, đám tang, lễ hội và các buổi tiệc chiêu đãi. Thậm chí tôi có cần phải đề cập đến “Đi Bão” (“Đi bão” trên đường phố nhằm ăn mừng chiến thắng của bóng đá Việt Nam) và “Rửa” (“Rửa” tài sản mới của bạn bằng rượu) không?

Quảng cáo:
Mua tranh Đông Hồ


Đăng ký nhận tin mới từ Màu dân tộc. Hãy nhập email của bạn:

 
© Copyright 2009 - 2011. Màu dân tộc. | Đăng ký tham gia | Liên hệ